Gợi ý tủ đồ mùa thu cho nàng xuống phố trà chiều cùng nàng hậu Kim Ngân
Ngày 12.1, ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy H.Kỳ Sơn (Nghệ An), cho biết Huyện ủy đã đình chỉ về mặt Đảng, UBND H.Kỳ Sơn cũng đình chỉ công tác Chủ tịch UBND xã Na Ngoi đối với ông Mùa Bá Vừ. Ông Vừ là nghi phạm bị Công an TP.Vinh bắt giữ trong đường dây vận chuyển, buôn bán 35 kg ma túy tổng hợp và 4 bánh heroin vào ngày 9.1. Trước đó, tháng 12.2024, ông Mùa Dua Thái, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Na Ngoi, cũng bị Công an TP.Vinh bắt vì mua bán hơn 28.000 viên ma túy tổng hợp. Na Ngoi là xã biên giới giáp Lào. Ông Xồng Vả Dềnh, Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Na Ngoi, cho hay, hằng năm xã đều có kế hoạch vận động, tuyên truyền người dân không mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy. Với vai trò là lãnh đạo xã, ông Vừ cũng tích cực tuyên truyền, vận động người dân tránh xa ma túy. Trước khi làm chủ tịch xã, ông Vừ làm Văn phòng Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy. Cuối năm 2021, ông Vừ làm Phó chủ tịch UBND xã, đầu năm 2024, được bầu làm Chủ tịch UBND xã Na Ngoi. Theo lãnh đạo địa phương, thời gian công tác tại xã, ông Vừ được đánh giá là người năng nổ, có trình độ, vui vẻ, nhiệt tình với công việc. Kinh tế gia đình ông Vừ khá giả. Vợ ông Vừ ở nhà chăn nuôi, gần đây ông Vừ mua xe ô tô bán tải để đi lại. Ông Dềnh cũng cho biết ngày 8.1, ông Vừ vẫn đến trụ sở xã làm việc bình thường. Đến khoảng 16 giờ, ông Vừ rời trụ sở. Sáng 9.1, ông Vừ không đến cơ quan và đến khoảng 9 giờ cùng ngày, cán bộ của xã xem thông tin trên Facebook do người dân phát trực tiếp vụ bắt nhóm người buôn bán ma túy ở TP.Vinh có nêu tên và hình ảnh ông Vừ, mọi người mới biết sự việc. Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 9.1 Công an TP.Vinh phát hiện, bắt giữ ông Mùa Bá Vừ (42 tuổi, Chủ tịch UBND xã Na Ngoi) khi ông này đang lái xe bán tải vận chuyển 35 kg ma túy tổng hợp và 4 bánh heroin. Ông Vừ được xác định cầm đầu đường dây ma túy này. Ngoài ông Vừ, còn có một nghi phạm khác cũng đã bị công an bắt giữ.Grand Prix of Binh Dinh - Bước đệm để Bình Định thành ‘thủ phủ’ thể thao biển
Theo GameRant, tại triển lãm công nghệ toàn cầu CES 2025 (Mỹ), Genki - công ty công nghệ nổi tiếng với các thiết bị hỗ trợ chơi game cầm tay như tay cầm PocketPro - đã gây chú ý khi mang đến bản in 3D của Nintendo Switch 2. Mô hình này được sử dụng để giới thiệu các phụ kiện đang được phát triển cho hệ máy sắp ra mắt. Genki cho biết mô hình 3D của Switch 2 được họ tạo ra dựa trên một máy Switch 2 mà công ty mua từ thị trường chợ đen. Thiết kế được cho là mô phỏng chính xác các kích thước và đặc điểm vật lý của thiết bị thật. Điểm khác biệt lớn nhất so với thế hệ Switch hiện tại là kích thước lớn hơn, gần bằng Steam Deck của Valve, cùng với nhiều thay đổi đáng kể như Joy-Con sử dụng nam châm, cổng USB-C thứ hai và một nút mới có ký hiệu “C”.Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Verge, CEO Eddie Tsai cho biết Joy-Con trên Switch 2 sử dụng nam châm để gắn kết thay vì thanh trượt truyền thống. Cụ thể, các nút SL và SR của Joy-Con giờ đây mang tính năng nam châm giúp cố định chúng vào thân máy. Khi người dùng muốn tháo Joy-Con, chỉ cần bấm một nút lớn trên thiết bị, cơ chế này sẽ kích hoạt chốt đẩy ra, tháo bỏ kết nối nam châm một cách an toàn.Mặc dù đã loại bỏ cơ chế thanh trượt, Tsai khẳng định Joy-Con mới vẫn rất chắc chắn khi sử dụng. Ông cũng tiết lộ thêm, kênh gắn kết của Joy-Con được tích hợp cảm biến quang học. Điều này có thể mở đường cho một phụ kiện mới, cho phép Joy-Con hoạt động như chuột máy tính. Một số hình ảnh rò rỉ trên mạng gần đây cũng cho thấy các chi tiết giống cảm biến quang học trên Joy-Con mới, càng làm tăng tính xác thực của thông tin này.Switch 2 không chỉ lớn hơn về chiều cao và chiều dài mà còn được thiết kế mỏng đủ để vừa với dock của Nintendo Switch đời đầu. Tuy nhiên, theo Genki, các vết lõm trên thân Switch 2 sẽ khiến nó không thể sử dụng được với dock cũ. Điều này đồng nghĩa người dùng cần một dock mới để tận dụng tối đa tính năng của hệ máy mới.Về nút “C” bí ẩn và cổng USB-C thứ hai, Tsai cho biết hiện tại Genki chưa có thông tin cụ thể. Những chi tiết này vẫn đang khiến cộng đồng game thủ đặt nhiều câu hỏi về chức năng thực sự của chúng.Nintendo chưa chính thức xác nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến Switch 2, nhưng với những gì Genki chia sẻ, bức tranh về thiết bị này ngày càng rõ ràng hơn. Việc cải tiến thiết kế và thêm các tính năng mới cho thấy Nintendo đang chuẩn bị một sản phẩm đầy tham vọng, hứa hẹn sẽ tiếp tục thành công trong thị trường máy chơi game cầm tay.
Thất bại của U.23 Indonesia cảnh báo U.23 Việt Nam điều gì?
Đó cũng chính là giấc mơ Việt Nam.
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.
Nhạc sĩ Dương Thụ nay mới có album riêng với đĩa than '80 năm một giấc mơ'
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.